Tế bào gốc toàn năng là gì? Nguồn gốc của tế bào gốc toàn năng?

Tế bào gốc toàn năng là những tế bào có khả năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể sinh vật, bao gồm cả các tế bào của màng ngoài phôi (như nhau thai).

Vậy tế bào gốc toàn năng đến từ đâu? Có an toàn khi sử dụng loại tế bào gốc này không? Hãy cùng Medeze trả lời câu hỏi ấy thông qua bài viết sau. 

Tế bào gốc toàn năng là gì?

Thuật ngữ “totipotent” bắt nguồn từ các từ tiếng Latin “totus” (toàn bộ) và “potens” (mạnh mẽ), khi kết hợp lại sẽ tạo ra ý nghĩa về một loại tế bào gốc có tiềm năng mạnh và bao quát. Đúng như cái tên của mình, tế bào gốc toàn năng (totipotent stem cells) là những tế bào có khả năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể sinh vật, bao gồm cả các tế bào của màng ngoài phôi (như nhau thai). Điều này có nghĩa là chúng có khả năng tạo ra toàn bộ một sinh vật sống. 

Tế bào gốc toàn năng là gì? Nguồn gốc của tế bào gốc toàn năng?
Tế bào gốc toàn năng có tiềm năng đặc biệt.

Nguồn gốc của tế bào gốc toàn năng

Tế bào gốc toàn năng được tạo ra từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thụ tinh trong ống nghiệm là một quy trình trong đó tinh trùng và trứng được đặt vào đĩa nuôi cấy và tiến hành thụ tinh để tạo ra phôi. Trứng được thụ tinh có thể được cấy vào tử cung để tạo ra thai kỳ. 

Phần trứng đã thụ tinh nhưng không được sử dụng có thể được bảo quản ở dạng đông lạnh trong ni tơ lỏng vô thời hạn. Các cặp vợ chồng thực hiện IVF có thể có nhiều trứng thụ tinh được bảo quản lạnh để sử dụng cho lần mang thai sau hoặc có thể bị loại bỏ.

Tế bào gốc toàn năng là gì? Nguồn gốc của tế bào gốc toàn năng?
Tế bào gốc toàn năng được tạo ra từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). 

Tế bào gốc toàn năng được lấy từ những lần phân chia đầu tiên trong sự phát triển phôi (giai đoạn 1- 8 tế bào). Lúc này, tế bào gốc toàn năng hoàn toàn có khả năng phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.

Tiềm năng của các tế bào toàn năng được ghi nhận nhiều nhất khi chúng được lấy từ một vài lần phân chia tế bào đầu tiên của trứng được thụ tinh. Sau những phân chia ban đầu này, quá trình phát triển sẽ diễn ra. Lúc này, tiềm năng của tế bào toàn năng bắt đầu bị hạn chế. 

Sau một số lần phân chia nhất định, các tế bào toàn năng sẽ biệt hóa thành các tế bào vạn năng, có thể tạo ra bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể nhưng không thể tự mình phát triển toàn bộ cơ thể.

Tiềm năng của tế bào gốc toàn năng

Ứng dụng tế bào gốc toàn năng trong điều trị bệnh

Tế bào gốc toàn năng là gì? Nguồn gốc của tế bào gốc toàn năng?
Tế bào gốc toàn năng có tiềm năng trong điều trị bệnh.

Các tế bào toàn năng đại diện cho giai đoạn phát triển rất sớm và có mối quan tâm khoa học đáng kể. Theo các nghiên cứu và thí nghiệm đã được tiến hành cho đến nay, các tế bào toàn năng có thể tự biệt hóa thành khoảng 200 loại tế bào trong cơ thể con người.

Liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc toàn năng có thể kiểm soát các bệnh mãn tính, rối loạn miễn dịch, ung thư… bao gồm các tình trạng gây đau và các triệu chứng khác.

Thông thường điều trị bằng tế bào gốc không sử dụng đơn lẻ mà được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả tối ưu. Dưới đây là 8 bệnh lý mà liệu pháp tế bào gốc đã được chứng minh là có thể điều trị:

  1. Viêm khớp
  2. Ung thư
  3. Parkinson
  4. Bệnh tim
  5. Bệnh đa xơ cứng
  6. Bệnh tiểu đường
  7. Đau cơ xơ hóa
  8. Bệnh thận

Ứng dụng tế bào gốc toàn năng trong nghiên cứu

Việc nghiên cứu về tế bào gốc toàn năng vẫn đang ở giai đoạn đầu, đặc biệt là khi so sánh với các tế bào gốc đa năng được biết đến rộng rãi hơn như  tế bào gốc phôi hoặc tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC). Tuy nhiên, bằng việc nghiên cứu để hiểu rõ các cơ chế chi phối tính toàn năng của loại tế bào gốc này, các nhà khoa học sẽ có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc về sinh học phát triển và có khả năng dẫn đến những đột phá trong y học tái tạo.

Lo ngại xung quanh tế bào gốc toàn năng

Năm 1998, James Thomson – nhà sinh học phát triển người Mỹ thành công trong việc tách được tế bào gốc từ phôi thai. Kể từ đây, tế bào gốc toàn năng ra đời và mở ra những lợi ích to lớn trong việc phục vụ sức khỏe con người. 

Tuy nhiên, việc lấy tế bào gốc từ phôi thai đồng nghĩa với việc phá bỏ phôi thai ấy. Vì thế nhiều người phản đối việc này vì cho rằng lúc này phôi thai đã có sự sống và là một sinh linh nhỏ. Họ cho rằng việc lấy tế bào gốc từ phôi thai là vô đạo đức.

Thậm chí, năm 2001, Tổng thống Mỹ G.Bush đã ban hành lệnh cấm nghiên cứu về tế bào gốc ở Mỹ. Tuy nhiên, năm 2009, Tổng thống Obama lật ngược chính sách hạn chế tài trợ của liên bang cho nghiên cứu tế bào gốc phôi. Điều này đã khiến làn sóng phản đối diễn ra mạnh mẽ hơn. 

Tế bào gốc toàn năng là gì? Nguồn gốc của tế bào gốc toàn năng?
Làn sóng phản đối việc nghiên cứu tế bào gốc từ phô thai vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được những nguồn tế bào gốc khác như tế bào gốc từ nước ối thai nhi, màng dây rốn, máu cuống rốn,… và các cơ quan của người trưởng thành như tủy xương, da, mỡ,… nhằm mang lại những lợi ích to lớn phục vụ con người.

Có thể thấy, tế bào gốc toàn năng là lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn đối với y học. Tuy vậy, việc ứng dụng chúng vẫn đang đi kèm với nhiều lo ngại về mặt đạo đức cho tiềm năng đặc biệt của chúng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin về tế bào gốc toàn năng là gì và công dụng của tế bào gốc toàn năng với con người. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn miễn phí dịch vụ tế bào gốc, đừng ngần ngại liên hệ với Medeze qua thông tin dưới đây. 

Medeze – Ngân Hàng Lưu Trữ Tế Bào Gốc – Bảo Hiểm Sức Khỏe Trọn Đời Cho Bé

TP. Hồ Chí Minh

  • C34, Khu Biệt thự Thạnh Xuân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 116 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội

  • Tòa nhà Icon4, Tầng 16, 243A Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 1900 633 686.

Tham khảo:

stemcellthailand.org

technologynetworks.com

sciencedirect.com

adorafertility.com.au

flintrehab.com

sciencedirect.com

tuoitre.vn

ncbi.nlm.nih.gov

npr.org