Kiến thức về tế bào gốc!

Thông tin sử dụng để đăng tải có nguồn gốc từ các tài liệu nghiên cứu y khoa của chính Medeze R&D và các trung tâm nghiên cứu khác trên thế giới. Được xác thực về mặt chuyên môn bởi nhóm các bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam và được Medeze diễn giải nhằm dễ hiểu về mặt nội dung cho người đọc.

Tất cả các thông tin được chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, Medeze không chịu trách nhiệm nếu người dùng sử dụng chúng vào mục đích khác mà không có sự chấp thuận từ Medeze bằng văn bản.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc (tiếng anh là stem cell) là các tế bào chưa biệt hóa có thể biến thành các tế bào cụ thể, khi cơ thể cần chúng.

Xem thêm: Tế bào gốc là gì? Chúng ta có thể làm gì với nó?

Tế bào gốc tạo máu là gì?

Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells – HSCs) là tế bào gốc tạo ra các tế bào máu khác. Quá trình này được gọi là quá trình tạo máu.

Ở động vật có xương sống, tế bào gốc tạo máu đầu tiên phát sinh từ thành nội mô bụng của động mạch chủ phôi trong vùng động mạch chủ (giữa thai kỳ), thông qua một quá trình được gọi là quá trình chuyển đổi nội mô – tạo máu. Ở người lớn, quá trình tạo máu xảy ra trong tủy xương đỏ, trong lõi của hầu hết các xương.

Xem chi tiết bài viết về tế bào gốc tạo máu (HSCs) tại Tế bào gốc tạo máu (HSCs) là gì?

Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cell – MSCs) là những tế bào gốc trưởng thành đa năng, có khả năng tự tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào thuộc mô liên kết như mỡ, xương, sụn và các loại tế bào khác như tế bào thần kinh, gan, tụy, thận…

Xem chi tiết bài viết về tế bào gốc trung mô tại Tế bào gốc trung mô (MSCs) là gì?

Có bao nhiêu loại tế bào gốc?

Không có một câu trả lời nào chính xác tuyệt đối cho câu hỏi “có bao nhiêu loại tế bào gốc?” bởi vì người ta có thể phân loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa (những gì chúng có thể biến thành) hoặc theo nguồn gốc của chúng như tế bào gốc nằm trong phôi được gọi là tế bào gốc phôi, và tế bào gốc có trong máu dây rốn được gọi là tế bào gốc máu dây rốn.

Tìm hiểu thêm về cách phân loại tế bào gốc tại bài viết Có bao nhiêu loại tế bào gốc?

Lưu trữ tế bào gốc là gì?

Lưu trữ tế bào gốc là việc thu thập và bảo quản lạnh các tế bào gốc có thể thu thập được (trong máu và mô dây rốn trẻ sơ sinh, tế bào mô mỡ ở người trưởng thành…) để sử dụng trong các phương pháp điều trị tế bào gốc hoặc thử nghiệm lâm sàng trong tương lai.

Việc lưu trữ có thể là:

  • Riêng tư – chỉ dành để sử dụng cho em bé và người thân trong gia đình
  • Công cộng (hiến tặng) – có sẵn để sử dụng cho bất kỳ ai và phục vụ cho nghiên cứu y học.

Xem chi tiết bài viết về lưu trữ tế bào gốc tại Lưu trữ tế bào gốc – Những điều bạn cần biết về dịch vụ này

Lưu trữ máu cuống rốn cho con

Máu cuống rốn là máu còn lại trong nhau thai và dây rốn sau khi sinh em bé. Nó rất giàu tế bào gốc tạo máu (HSCs) và những tế bào này có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau về máu cũng như các bệnh liên quan tới miễn dịch và rối loạn di truyền.

Như vậy, lưu trữ máu cuống rốn là lưu trữ tế bào gốc tạo máu được thu thập từ máu trong cuống rốn trẻ sơ sinh.

Xem chi tiết tại Lưu trữ máu cuống rốn: Mục đích, rủi ro, chi phí và cơ hội

Có nên lưu trữ tế bào gốc cho con không?

Một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên không thể biết sẽ mắc những bệnh gì. Nếu chẳng may trẻ mắc bệnh do bệnh lý, di truyền hay tác động bởi môi trường, đặc biệt là các bệnh ác tính liên quan đến máu, hệ miễn dịch… thì tế bào gốc của trẻ lưu trữ lúc sinh sẽ là một giải pháp cứu sống.

Do đó lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn trẻ sơ sinh được xem là bảo hiểm sinh học cho đứa trẻ, để ít nhất họ vẫn có một lựa chọn, chứ không phải phó mặc cho số phận.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về có nên lưu trữ tế bào gốc cho con không tại bài viết Có nên lưu trữ tế bào gốc cho con không?

Có bao nhiêu ngân hàng lưu trữ tế bào gốc đang hoạt động tại Việt Nam?

Tính đến thời điểm hiện tại: Tháng 12 năm 2021, có khoảng 8 tổ chức/đại diện chính thức cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc tại Việt Nam gồm:

  • Medeze
  • Cordlife
  • FSCB
  • Vinmec
  • Mekostem
  • Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
  • Bệnh viện Truyền máu Huyết học
  • Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương

Xem chi tiết về bài phân tích các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc tại Chọn ngân hàng lưu trữ tế bào gốc phù hợp với ngân sách

Chi phí lưu trữ tế bào gốc hiện nay là bao nhiêu?

Chi phí lưu trữ tế bào gốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng lưu trữ, gói dịch vụ (thời gian) mà bạn lựa chọn ở ngân hàng đó.

Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ở các ngân hàng tế bào gốc quốc tế có mặt tại Việt Nam khoảng từ 4000 – 5000 USD trở lên (trên 100 triệu đồng). Với chi phí trên, những ngân hàng tế bào gốc quốc tế thường cung cấp gói lưu trữ theo hợp đồng từ 25-30 năm (hoặc 60 năm).

Lưu trữ tế bào gốc ở các ngân hàng tế bào gốc nội địa Việt Nam bạn có thể chọn các gói lưu trữ theo từng năm tùy theo mục đích lưu trữ. Chi phí cho năm đầu tiên (gồm chi phí tư vấn, thu thập, xử lý) khoảng 25-30 triệu đồng, lưu trữ năm thứ 2 trở đi từ khoảng 2-3 triệu đồng trở lên mỗi năm.

Xem thêm: Chi phí lưu trữ tế bào gốc tại Medeze
Xem thêm: Chi phí lưu trữ tế bào gốc của các ngân hàng tại Việt Nam

Tế bào gốc có thể điều trị được những bệnh gì?

Liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc đã được chứng minh là có ích trong việc kiểm soát các bệnh mãn tính, rối loạn miễn dịch, ung thư… bao gồm các tình trạng gây đau và các triệu chứng khác.

Thông thường điều trị bằng tế bào gốc không sử dụng đơn lẻ mà được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả tối ưu. Dưới đây là 8 bệnh lý mà liệu pháp tế bào gốc đã được chứng minh là có thể điều trị:

  1. Viêm khớp
  2. Ung thư
  3. Parkinson
  4. Bệnh tim
  5. Bệnh đa xơ cứng
  6. Bệnh tiểu đường
  7. Đau cơ xơ hóa
  8. Bệnh thận

Xem thêm thông tin tại bài viết Tế bào gốc đang giúp con người điều trị được những bệnh gì?

Ứng dụng Tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau và khuyết tật chính về thể chất ở người lớn tuổi. Nó được cho là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ tư trên thế giới vào năm 2020.

Thoái hóa khớp thường xuyên ảnh hưởng đến đầu gối, hông, bàn tay, bàn chân và cột sống. Đầu gối là vị trí bị ảnh hưởng thường xuyên nhất và chiếm gần 85% gánh nặng của bệnh thoái hóa khớp trên toàn thế giới, sau đó là bàn tay và hông.

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn – hệ thống đệm tự nhiên của khớp – bị phá vỡ ở đầu gối. Nếu không có lớp đệm này, xương có thể tiếp xúc với nhau, gây đau, cứng và mất tính linh hoạt.

Cùng tìm hiểu xem cơ chế đằng sau việc sử dụng tế bào gốc để điều trị thoái hóa khớp. Liệu tế bào gốc có giúp sụn tổn thương hồi phục hay không? Bài viết Nghiên cứu và sử dụng Tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp

Phục hồi, tái tạo sức khỏe sau Covid 19

Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…

Hiện nay đã có nhiều thử nghiệm nghiên cứu phương pháp điều trị hội chứng hậu Covid, trong đó liệu pháp tế bào gốc là một trong những phương pháp chữa trị đầy hứa hẹn.

Xem chi tiết về sử dụng tế bào gốc để phục hồi sức khỏe sau Covid tại bài viết: Phục hồi, tái tạo sức khỏe sau Covid bằng tế bào gốc

BẠN VẪN CHƯA TÌM THẤY CÂU TRẢ LỜI CỦA MÌNH?
Liên hệ với Medeze để được hỗ trợ và giải đáp miễn phí về tế bào gốc!

Hỗ trợ trực tiếp

Medeze sẽ hỗ trợ trực tiếp qua điện thoại hoặc
theo phương thức phù hợp và thuật tiện nhất cho bạn.

Kiến thức về tế bào gốc

Điện thoại

Hotline: 1900633686
Cố định: 02839955361

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Ngày làm việc: Thứ 2 đến thứ 6
Giờ làm việc: 09h00 – 18h00

E-mail

hello@medeze.vn

Địa chỉ văn phòng

  • 116 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • The Imperial Suites Tower, Tầng 7, Phòng 703, Số 71 Phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội