Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác trong cơ thể, có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của y học, bao gồm nghiên cứu bệnh học, điều trị bệnh và thử nghiệm thuốc mới.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là loại tế bào vạn năng có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào khác trong cơ thể. Nhờ đặc tính tuyệt vời này, tế bào gốc có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị sức khỏe cho con người.

Tế bào gốc có thể được phân loại thành tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc đa năng cảm ứng.

Tế bào gốc có ở đâu?

Để trả lời câu hỏi tế bào gốc lấy từ đâu, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra ba nguồn tế bào gốc tự nhiên gồm: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc thai và đặc biệt là loại tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Tế bào gốc tự nhiên

Tế bào gốc phôi (embryonic stem cell)

Tế bào gốc phôi người (ESCs) đến từ phôi được 3 đến 5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, phôi được gọi là phôi nang và có khoảng 150 tế bào.

Chúng là tế bào đa năng, nghĩa là tế bào có thể tạo ra bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể. Nhờ vậy tế bào gốc phôi được sử dụng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh. 

Phôi được sử dụng trong nghiên cứu tế bào gốc đến từ trứng được thụ tinh tại các phòng khám thụ tinh trong ống nghiệm. Dù các tế bào này được tặng với sự đồng ý của người hiến, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về vấn đề đạo đức. Vì vậy, tế bào gốc phôi chỉ được ứng dụng trong việc nghiên cứu. 

Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học

Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell)

Tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm tủy xương, máu cuống rốn, nước ối, mô mỡ,… Tế bào gốc trưởng thành là các tế bào chưa biệt hóa được tìm thấy trong các mô biệt hóa cụ thể trong cơ thể chúng ta. Chúng có thể tự làm mới hoặc tạo ra các tế bào mới có thể bổ sung các mô chết hoặc mất chức năng. Tế bào gốc trưởng thành có tiềm năng biệt hóa thấp hơn tế bào gốc phôi, nhưng nghiên cứu và ứng dụng không vấp phải vấn đề đạo đức.

Tế bào gốc trưởng thành lần đầu tiên được tách và sử dụng trong việc sản xuất máu vào năm 1948. Quy trình này được mở rộng vào năm 1968 khi tế bào tủy xương trưởng thành đầu tiên được sử dụng trong liệu pháp lâm sàng cho bệnh về máu. 

Tế bào gốc thai (fetal stem cell)

Một trong những đáp án của câu hỏi tế bào gốc lấy từ đâu chính là nước ối và máu cuống rốn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lượng tế bào gốc trong nước ối cũng như máu cuống rốn. Những tế bào gốc này có khả năng biến đổi thành các tế bào chuyên biệt. 

Nước ối lấp bao quanh và bảo vệ thai nhi đang phát triển trong tử cung. Các nhà nghiên cứu đã xác định được tế bào gốc trong các mẫu nước ối lấy từ phụ nữ mang thai thông qua phương pháp chọc ối.

Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Tế bào gốc có trong nước ối cũng như máu cuống rốn.

Máu cuống rốn có trong dây rốn và nhau thai của trẻ sơ sinh. Nó có thể dễ dàng được thu thập, xử lý và lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Máu dây rốn chứa các tế bào gốc máu (tạo máu), có thể tạo ra tất cả các tế bào khác có trong máu, bao gồm cả các tế bào của hệ thống miễn dịch. Lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn được coi là một phương pháp phổ biến để tạo ra nguồn tế bào gốc dự trữ, phục vụ cho mục đích điều trị bệnh cho chính người lưu trữ.

Tế bào gốc nhân tạo: tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC)

Khi đi tìm lời giải cho câu hỏi tế bào gốc lấy từ đâu, các nhà khoa học nhận ra tiềm năng của việc tự tạo ra tế bào gốc. Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo ra từ tế bào gốc trưởng thành thông qua kỹ thuật tái lập di truyền. Các nhà nghiên cứu sử dụng quy trình tái lập di truyền các tế bào gốc trưởng thành để chúng hoạt động giống như tế bào gốc phôi, tức là trở thành tế bào đa năng. Lúc này, chúng có khả năng tạo ra tế bào mới cho bất kỳ cơ quan hoặc mô nào. 

Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Tế bào gốc đa năng cảm ứng.

Mặc dù quá trình nghiên cứu về tế bào gốc đa năng cảm ứng vẫn đang diễn ra nhưng đây hứa hẹn sẽ là một hướng đi tiềm năng để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nhiều căn bệnh. Bên cạnh đó, tế bào gốc đa năng cảm ứng nếu được áp dụng trong việc điều trị có thể ngăn ngừa biến chứng bệnh mảnh ghép so với vật chủ (GvHD) – triệu chứng hệ thống miễn dịch của người nhận phản ứng lại với tế bào được cấy ghép. 

Công dụng của tế bào gốc

Sau khi trả lời được những câu hỏi như tế bào gốc được lấy từ đâu hay có bao nhiêu loại tế bào gốc, các nhà khoa học đi sâu vào phân tích công dụng của chúng. Nhờ vào tiềm năng đặc biệt của mình, tế bào gốc được chứng minh có ứng dụng hiệu quả trong nhiều khía cạnh của y học.

Bổ sung kiến thức về điều trị bệnh 

Tế bào gốc được sử dụng để nghiên cứu bệnh lý học của các bệnh, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Các nhà khoa học có thể quan sát tế bào gốc trưởng thành thành tế bào của xương, cơ tim, dây thần kinh cũng như các cơ quan và mô khác, từ đó họ sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý học (nguyên nhân, cơ chế hình thành, sự thay đổi cấu trúc các tế bào và hậu quả).

Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Tế bào gốc được dùng để nghiên cứu trong y học.

Tạo ra các tế bào khỏe mạnh để thay thế các tế bào bị ảnh hưởng bởi bệnh tật 

Các nhà nghiên cứu có thể biến tế bào gốc trở thành những tế bào cụ thể dùng trong việc tái tạo và sửa chữa các mô bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bởi bệnh tật của con người. 

Tế bào gốc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm chấn thương tủy sống, tiểu đường loại 1, bệnh Parkinson, xơ cứng teo cơ một bên, bệnh Alzheimer, bệnh tim, đột quỵ, bỏng, ung thư và viêm xương khớp.

Bên cạnh đó, tế bào gốc còn có thể có tiềm năng phát triển trở thành mô mới dùng trong cấy ghép và y học tái tạo. Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết về tế bào gốc như tế bào gốc có ở đâu, có bao nhiêu loại tế bào gốc và đặc biệt là các ứng dụng của chúng trong y học để giúp ích cho đời sống con người.

Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Tế bào gốc được sử dụng trong việc điều trị bệnh.

Thử nghiệm các loại thuốc mới

Tế bào gốc được sử dụng để thử nghiệm thuốc mới trước khi đưa vào sử dụng trên người. Các nhà nghiên cứu có thể dùng một số loại tế bào gốc để kiểm tra độ an toàn và chất lượng của thuốc. Loại thử nghiệm này có thể hữu ích đối với việc phát triển các loại thuốc cũng như kiểm tra độc tính của chúng.

Để việc thử nghiệm các loại thuốc mới được chính xác, các tế bào phải được lập trình để có được các đặc tính của loại tế bào mà thuốc dùng để điều trị. Ví dụ, các tế bào thần kinh có thể được tạo ra để thử nghiệm một loại thuốc mới điều trị bệnh thần kinh. Các xét nghiệm có thể cho thấy liệu loại thuốc mới có tác dụng gì lên tế bào hay không và liệu tế bào có bị tổn hại hay không. Có bao nhiêu loại tế bào gốc được thử nghiệm là có bấy nhiêu hướng đi tiềm năng cho các căn bệnh y học hiện đại đang tìm hiểu.

Tế bào gốc lấy từ đâu? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc trong y học
Tế bào gốc được ứng dụng trong việc thử nghiệm thuốc.

Tế bào gốc là loại tế bào có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của y học, bao gồm nghiên cứu bệnh học, điều trị bệnh và thử nghiệm thuốc mới. Các nhà khoa học trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra những ứng dụng mới của tế bào gốc trong y học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Với tiềm năng to lớn của mình, tế bào gốc hứa hẹn sẽ mang lại những đột phá mới trong y học, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn miễn phí dịch vụ tế bào gốc, đừng ngần ngại liên hệ với Medeze qua thông tin dưới đây. 

Medeze – Ngân Hàng Lưu Trữ Tế Bào Gốc – Bảo Hiểm Sức Khỏe Trọn Đời Cho Bé

TP. Hồ Chí Minh

  • C34, Khu Biệt thự Thạnh Xuân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 116 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội

  • Tòa nhà Icon4, Tầng 16, 243A Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 1900 633 686.

Tham khảo:

mayoclinic.org

fabmoms.in

unmc.edu

nih.gov

newsroom.ucla.edu

the-scientist.com

verywellhealth.com