Ứng dụng tế bào gốc trong phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Ngoài các bệnh lý về máu và ung thư máu, ứng dụng tế bào gốc trong y học còn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thần kinh, trong đó có bệnh Parkinson, chứng rối loạn thoái hóa hệ thần kinh vận động thường gặp ở người lớn tuổi. 

KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PARKINSON?

Bệnh Parkinson là một loại bệnh làm rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương, cụ thể là hệ thần kinh vận động. Nó gây ảnh hưởng chủ yếu lên một khu vực cụ thể của não gọi là Vùng chất đặc đen. Khu vực này là nơi có chứa các tế bào thần kinh sản sinh ra dopamine, là chất tham gia vào quá trình điều khiển chuyển động của cơ thể. Bệnh Parkinson gây ra sự chết dần của các tế bào sinh sản ra chất dopamine này, khiến cơ thể bị rối loạn chức năng vận động và ảnh hưởng đến sự kiểm soát khả năng vận động của cơ thể.

Bệnh thường phổ biến ở những người trên 60 tuổi với 3 triệu chứng thường gặp:

  • Run rẩy
  • Đi đứng khó khăn do chân tay cứng nhắc
  • Chuyển động chậm
Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi và vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để
Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi và vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để

Ngoài 3 triệu chứng trên, một người mắc bệnh Parkinson cũng có thể gặp một loạt các triệu chứng về thể chất và tâm lý khác. Bao gồm :

  • Trầm cảm và lo âu
  • Vấn đề trong điều khiển dáng đi và giữ thăng bằng (thường kèm theo nguy cơ cao bị ngã bất chợt)
  • Vấn đề khứu giác (mất khứu giác một phần hoặc toàn bộ)
  • Vấn đề về giấc ngủ (chứng mất ngủ)
  • Vấn đề về trí nhớ

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng hầu hết các chuyên gia đều nghĩ rằng sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường là nguyên nhân chính.

ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC VÀO CÔNG CUỘC CHỮA TRỊ BỆNH PARKINSON LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Dù bệnh Parkinson không gây tử vong nhưng các biến chứng của nó có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian và khiến cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hữu hiệu cho căn bệnh này, nhưng chúng ta vẫn có những cách điều trị khác giúp giảm các triệu chứng bệnh, như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu và ứng dụng tế bào gốc vào liệu pháp cấy ghép.

Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hữu hiệu nhất hiện nay là vật lý trị liệu
Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hữu hiệu nhất hiện nay là vật lý trị liệu

Trong đó, liệu pháp cấy ghép tế bào gốc vẫn là phương pháp tiềm năng nhất, giúp người bệnh thoát khỏi các loại thuốc trị liệu và trở lại cuộc sống gần như bình thường như bao người.

Ứng dụng tế bào gốc vào liệu pháp chữa bệnh Parkinson được tiến hành bằng cách cấy ghép loại tế bào này vào não bộ, nơi sinh sống của các tế bào dopamine trong cơ thể người bệnh, để chúng tự sản sinh ra các tế bào dopamine mới thay thế và sửa chữa các tế bào dopamine bị mất và tổn thương.

CHỮA TRỊ BẰNG CÁCH ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC MANG LẠI KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

Giáo sư Roger Parker của trường Đại học Cambridge tại Anh Quốc, người tiên phong trong việc phát triển các liệu pháp điều trị bệnh Parkinson có chia sẻ về phương pháp dùng công nghệ tế bào gốc như là một trong những phương pháp tiềm năng cho căn bệnh này.

“Tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có khả năng phân chia (tăng sinh) và trong quá trình tăng sinh đó, chúng sản sinh ra các tế bào mới có chức năng biệt hóa thành các loại tế bào khác trong cơ thể.

Điều đáng mong đợi về công nghệ tế bào gốc chính là chúng có tiềm năng trong việc thay đổi cách mà chúng ta vẫn dùng để chữa bệnh Parkinson từ trước đến nay. Khi công nghệ tế bào gốc được đưa vào phòng phẫu thuật để cấy ghép cho các bệnh nhân Parkinson trong tương lai gần, những tế bào dopamine mới được sản sinh từ tế bào gốc đó giúp sửa chữa và thay thế các tế bào dopamine bị mất và tổn thương.

Ứng dụng tế bào gốc vào việc chữa bệnh Parkinson đem lại tương lai tươi sáng hơn cho người bệnh
Ứng dụng tế bào gốc vào việc chữa bệnh Parkinson đem lại tương lai tươi sáng hơn cho người bệnh

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải cách điều trị bệnh triệt để. Trên thực tế, căn bệnh vẫn sẽ tiếp diễn và thậm chí tiến triển theo thời gian. Nhưng theo hướng tích cực hơn, bệnh nhân sẽ không còn phải chịu đựng những triệu chứng một cách vất vả như trước.”

Trong tương lai, khi có người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, họ sẽ được điều trị bằng phương pháp ứng dụng tế bào gốc vào phẫu thuật cấy ghép để giảm các triệu chứng. Các tế bào dopamine mới sản sinh sẽ làm nhiệm vụ của những viên thuốc trị liệu. Con người sẽ dần thoát khỏi sự ám ảnh của căn bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.